Câu chuyện khởi nghiệp MOG từ CEO Trần Anh Dũng

Chia sẻ dự án
Câu chuyện khởi nghiệp MOG từ CEO Trần Anh Dũng
Trần Anh Dũng, CEO MOG - một trong những công ty đầu tiên tại Việt Nam theo đuổi lĩnh vực Mobile Internet cho rằng startup thành công chỉ có 1% đóng góp từ ý tưởng.
  • Chuyên mục Tin tức
  • Lượt xem 954

Câu chuyện khởi nghiệp MOG

Sinh năm 1979, Trần Anh Dũng tốt nghiệp kỹ sư phần mềm tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. Sau khi ra trường, năm 2002, Dũng quyết định mở 1 CLB Bi-a để thỏa mãn niềm đam mê cá nhân của mình. Đây có thể được coi là lần khởi nghiệp đầu tiên của anh, tuy nhiên chỉ sau một năm thì anh đã dừng dự án này.

Sau đó Dũng đầu quân cho Tập đoàn công nghệ FPT - nơi đây đã mở ra cho anh cơ hội việc làm và nâng cao nhiều kỹ năng, kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT.

Tuy nhiên, năm 2006 anh quyết định rời FPT để khởi nghiệp với dự án mang tên Vinasys. Dũng chia sẻ, anh muốn làm điều gì đó của riêng mình, thỏa mãn đam mê, ước vọng.

"Nhưng khi bạn làm ở 1 doanh nghiệp nào đó sẽ rất khó làm chuyện này hoặc có làm thì sẽ không được hết mình. Do vậy, ra đi sẽ tốt cho cả hai", Dũng chia sẻ.

Thành lập Vinasys với ý tưởng từ 1 công ty tập trung nhận gia công phần mềm xuất khẩu từ các đối tác trong và ngoài nước, Dũng và một vài người bạn đã có những hợp đồng đầu tiên sau 3 tháng.

Tuy nhiên, chỉ sau hơn 1 năm triển khai dự án cho 1 thị trường không thật sự tiềm năng, cộng thêm nguồn nhân lực không đủ mạnh cũng như thiếu kinh nghiệm quản lý, vận hành khiến Vinasys của Dũng dần đi đến thất bại. Không mất nhiều tiền cho dự án này nhưng quỹ thời gian đã lấy đi khá nhiều của Dũng.

Dự án không đem lại gì nhiều cho Dũng, có chăng là chút ít kinh nghiệm khởi nghiệp.

Năm 2008, trong 1 lần tình cờ gặp lại anh Trương Gia Bình - chủ tịch Tập đoàn FPT vừa trở về từ chuyến thăm Google, anh có nói với Dũng mong muốn xây dựng 1 môi trường làm việc ở FPT giống như Google, nơi có thể phát huy sức sáng tạo tối đa.

Anh đã mời Dũng trở lại FPT và tham gia dự án Visky - một dự án về công dân điện tử (bất cứ người dân nào cũng có thể tiếp xúc tất cả các dịch vụ mà họ mong muốn như giải trí, tài chính, ngân hàng...).

Mặc dù vậy, sau khi làm việc được một thời gian, do nhiều lý do chủ quan và khách quan như theo chiến lược phát triển, Ban điều hành Tập đoàn không duyệt kế hoạch ngân sách, các dự án bị chia nhỏ, bản thân Dũng cũng nhận thấy chưa đủ độ “chín” trong nhiều khía cạnh nên Dũng quyết định dừng lại.

Thời gian làm việc ở dự án Visky cũng mang lại cho Dũng nhiều bài học kinh nghiệm quý giá.

Hai lần rời bỏ Tập đoàn FPT, ra đi trong sự tiếc nuối, ngổn ngang với những dự án chưa hoàn thành, Trần Anh Dũng quyết định lựa chọn do mình một lối rẽ mới.

Năm 2011, nhu cầu sử dụng ứng dụng trên điện thoại di động bắt đầu lớn, nhiều nhà sản xuất bắt tay vào sản xuất game và ứng dụng trên di động nhưng tất cả đều lại không biết làm thế nào để có thể phân phối sản phẩm của họ rộng khắp các thị trường trong khi Google Play hay App store - những chợ ứng dụng còn chưa phổ biến ở Việt Nam.

Phát hiện ra nút thắt của thị trường, Dũng quyết định lần thứ 4 bước chân vào con đường khởi nghiệp và bắt đầu bằng việc thuyết phục những người bạn của mình tham gia vào dự án.

Bước sang lĩnh vực mới và số vốn ban đầu là 20 triệu đồng, Dũng và các bạn đã từng bước dò dẫm để hiện thực hóa ý tưởng, quyết tâm trở thành 1 trong những startup đầu tiên chuyên về phân phối và thanh toán nội dung số có tên MWORK.

MWORK hỗ trợ người kinh doanh rất nhiều công cụ, có thể gia tăng lợi nhuận sau một thời gian ngắn, tạo ra nền tảng kết nối để liên kết với nhiều người... trong khi, các công việc này trước đó chỉ thực hiện thủ công. Việc đi tắt đón đầu xu thế phát triển của nền tảng Mobile Internet đã giúp MWORK của Dũng nhanh chóng gặt hái được thành công.

Khởi nghiệp chưa bao giờ là hành trình dễ dàng

Sự phát triển “chóng mặt” của Smartphone cùng các hệ điều hành đã đem đến các bài toán thách thức cho công ty non trẻ này. Thị phần Future phone (chủ yếu sử dụng điện thoại NOKIA) của MWORK dịch chuyển đáng kể, từ 70-80% xuống còn 20-30%, đã tác động rất lớn đến mô hình hoạt động của MWORK, buộc công ty này phải thay đổi, thiết lập lại cuộc chơi mới để phù hợp với xu thế.

Đây là thời điểm vô cùng khó khăn bởi công ty đang hoạt động tốt, chưa phải lo lắng nhiều về nguồn lực và dòng tiền, có thể nói là đang trển “đỉnh” cao thì phải dịch chuyển khiến công ty rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Doanh số tụt giảm xuống đáy, nhân viên lần lượt ra đi...

Đứng trước ranh giới: Thay đổi hay tiếp tục duy trì hoạt động cũ? Dũng cùng các cộng sự đã chấp nhận mạo hiểm để trở về vạch xuất phát với dự án mang tên MOG hướng đến thị trường hoàn toàn mới, không chỉ gói gọn trong cung cấp nền tảng cho game và các ứng dụng nội dung số nữa mà mở ra nhiều dịch vụ như thanh toán điện tử, quảng cáo trực tuyến, kết nối bán lẻ...

Đôi khi nhiều người quan niệm xây lại từ những cái mình có sẽ khó khăn hơn làm lại từ đầu vì đã biết trước những nguy cơ từ những thứ đã làm. Với Dũng, anh lại nghĩ khác!

Anh cho rằng Mobile Internet vẫn là xu thế phát triển trong nhiều năm và là môi trường kinh doanh hấp dẫn với những mô hình, phương pháp, cách thức mới mà doanh nghiệp có thể giải lại những bài toán cũ của thị trường truyền thống, ví dụ như Uber, Grab trong dịch vụ vận tải... và MOG vẫn định hướng theo mục tiêu đã xây dựng nhưng với phương thức mới phù hợp với thị trường.

Vượt qua giai đoạn khủng hoảng, năm 2013 MOG đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường với nhiều sản phẩm như trình duyệt Yolo, nền tảng thanh toán trực tuyển 1Pay và là đối tác của nhiều tập đoàn, công ty lớn như FPT, Vietel, Vinaphone, Mobifone... Tính đến cuối năm 2017, trung bình mỗi tháng có khoảng 1 triệu yêu cầu tải ứng dụng mobile qua mạng lưới của MOG.

Trần Anh Dũng cũng chia sẻ: “Với mỗi startup, cái đích của sự thành công chưa bao giờ là tuyệt đối. Nếu chấp nhận hài lòng với bản thân và dừng lại, bạn sẽ phải đối mặt với thất bại một cách nhanh chóng. Không phải đong đếm bằng tiền bạc, mà bằng sự chuyên nghiệp, tầm nhìn, kỹ năng,.. đấy chính là thành công”.

Nguồn: Báo đầu tư

Toàn bộ hình ảnh bản vẽ thiết kế 3D của văn phòng MOG Hà Nội

Nếu bạn có nhu cầu xem toàn bộ file thiết kế 3D của dự án thiết kế nội thất văn phòng MOG Hà Nội  từ quá trình lên ý tưởng lẫn triển khai vui lòng xem tại link bên dưới. 

>>> Trọn bộ  thiết kế nội thất văn phòng MOG Hà Nội <<<

(Trong đó sẽ có các bản vẽ chi tiết phối cảnh, mặt bằng cũng như là qui mô của công ty)

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn có một cái nhìn thú vị hơn về phong cách thiết kế nội thất cuả công ty KIẾN TRÚC VÀNG. Nếu có bất cứ nhu cầu nào muốn liên hệ, tư vấn thiết kế & thi công văn phòng, bạn vui lòng click link bên dưới  để điền thông tin online. Đội ngũ tư vấn chúng tôi sẽ liên hệ lại sau 24h.

>>> Đăng kí tư vấn thiết kế, thi công nội thất văn phòng <<<

5 / 5 (0 Bình chọn)
Chat trực tiếp 24/24 tại đây Nhận báo giá thiết kế & thi công sau 1giờ